AN TOÀN KHI SỬ DỤNG BẾP GAS

(Ảnh: Treehugger.com)Khi đang dùng bếp gas, nếu thấy không bắt lửa, có mùi gas, hay lửa cháy không bình thường, cần tắt bếp và kiểm tra lại để bảo đảm an toàn.
Các bộ phận của bếp gas nhìn thấy bên ngoài gồm có: Họng lửa (hay còn gọi là hoa sen), chân kiềng, kiềng, nút đánh lửa.
Nếu thấy lửa cháy không bình thường, nên khóa van bình gas ngay lập tức và kiểm tra lại bếp. Nếu phát hiện ngọn lửa cháy không đều, bạn phải tháo họng lửa ra và rửa bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát khe thoát lửa trên họng lửa có bị nghẹt hay không.
Nếu họng lửa bị nghẹt, bạn có thể dùng ghim nhọn hoặc bàn chải sắt để làm sạch khe thoát lửa. Sau khi làm vệ sinh xong, cần hong khô họng lửa trước khi lắp lại đúng vị trí, đồng thời bật bếp liên tục để xem chúng đã hoạt động bình thường hay chưa. Nếu bộ phận đánh lửa bị bám bẩn, việc bật bếp cũng gặp khó khăn. Do đó, bạn nên kiểm tra kỹ bộ phận này bằng cách tháo kiềng bếp ra và nếu phát hiện bụi bẩn, hãy dùng vải khô để lau sạch.
Hiện nay, hầu hết các bình gas đều được lắp đặt van an toàn để khi xảy ra sự cố, van sẽ tự động ngắt nguồn gas cung cấp cho bếp. Tuy nhiên, thiết bị an toàn này cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Vì vậy, bạn cần chủ động trong việc đảm bảo an toàn trong sử dụng gas.
Những sự cố về bếp gas thường gặp
Bếp gas không bắt lửa: Hiện tượng này phần lớn là do trong ống dẫn gas có không khí, dây dẫn gas bị chèn hay bị gãy giập, bộ phận đánh lửa bị bám bẩn... Để khắc phục tình trạng ống dẫn gas có không khí, bạn chỉ cần lặp lại động tác bật liên tục cho đến khi không khí trong ống dẫn gas bị tống hết ra ngoài. Đối với dây dẫn gas bị gãy giập, bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn.
Ngửi thấy mùi gas: Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dây dẫn gas bị xì, ống dẫn gas không nối đúng khớp, van khóa gas bị hư... Khi phát hiện sự cố này, bạn nên thông báo cho tổ kỹ thuật của hãng gas mà gia đình đang sử dụng để được sửa chữa kịp thời.
Lửa bị phựt: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, họng lửa được lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa của họng lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách điều chỉnh lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

 

CÁCH CHỌN BẾP GAS
Bài viết được phóng viên Anh Vũ báo KT&ĐS thực hiện với sự tư vấn của ông Nguyễn Mạnh Dũng - giám đốc công ty Namilux. Bếp gas đã là sản phẩm quen thuộc của mỗi nhà, nhưng có một số điều cần lưu ý của dưới góc độ nhà sản xuất, hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm thông tin về sản phẩm "không thể thiếu" trong bếp này.
Bếp gas sản xuất trong nước có Rinnai, Namilux, Sakura, Paloma ... Bếp ngoại nhập có Faber, Fagor, Malloca ... giá của bếp gas dao động từ 500 ngàn - 3 triệu đồng/cái cho loại sản xuất trong nước và từ 2,5 - 7 triệu đồng/cái bếp nhập.
Với loại thường bếp đôi thì có nhiều kiểu thiết kế như dạng âm kính đặt chung với mặt đá của bếp, loại đặt trên bàn, chất liệu inox. Giá cả của bếp gas khác nhau rất nhiều tùy thuộc chất liệu và đầu phun lửa. Chất liệu inox, nhôm rẻ hơn loại mặt kính.
Ngoài ra đầu phun lửa gas cũng tạo sự khác biệt lớn cho sản phẩm. Đầu đốt với loại thân điếu được đúc bằng gang, đầu đốt bằng đồng hoặc nhôm và loại thân điếu được dập bằng tôn mạ nhôm, đầu đốt bằng đồng hoặc nhôm đều sử dụng tốt cho mục đích gia đình, tuy nhiên loại thân điếu dập bằng tôn mạ nhôm là công nghệ mới nên có công suất mạnh hơn và ít hao gas hơn loại đúc bằng gang. Thường các sản phẩm ngoại nhập đều sử dụng loại thân điều đồng bằng tôn mạ nhôm.
Bên cạnh đó là khác biệt về công nghệ đánh lửa cho bếp gas. Loại đánh lửa bằng magneto, kiểu đánh lửa truyền thống cho bếp gas : thông dụng và rẻ tiền. Còn loại đánh lửa bằng pin, sử dụng pin tiểu bên dưới có chức năng nẹt lửa như bugi động cơ thì thuận tiện hơn nhưng đắt tiền.



Bếp gas dạng âm kính Malloca



Bếp gas - điện kết hợp Malloca

Bảo quản và vệ sinh bếp gas :
Việc bảo quản và sử dụng bếp gas đơn giản, chỉ cần người tiêu dùng sử dụng theo đúng hướng dẫn sử dụng như tắt mở nhẹ nhàng, không mạnh tay với núm vặn của bếp gas vì có thể làm hư đánh lửa của bếp. Không nên vệ sinh bếp bằng cách nhúng rửa trong nước mà lau chùi bếp bằng giẻ ướt và tránh để thức ăn tràn ra dính vào bếp dễ gây nên gỉ sét.
Khi bếp gas không đánh lửa được thì nên làm vệ sinh lại kim sứ đánh lửa và chỉnh lại khoảng cách. Nếu không được thì phải nhờ đến nhân viên bảo hành giúp đỡ chỉnh sửa.
Khi lựa chọn một bếp gas cho gia đình, nên quan tâm tới các chi tiết trên, chẳng hạn các loại đầu phun lửa thế hệ mới sẽ giúp tiết kiệm được một phần gas khi sử dụng. Hệ thống đánh lửa bằng pin cũng hiệu quả hơn so với kiểu truyền thống.

 

 

Sản phẩm bán chạy nhất
14214000 12360000
Sản phẩm khác
747500VNĐ 650000VNĐ